Tạo cơ hội cho đồng bào miền núi đi lao động nước ngoài
Ngày 17/1, ông Bh Nướch Hải, Trưởng Phòng – Thương binh và Xã hội huyện Nam Giang, Quảng Nam cho biết năm 2023, huyện đưa 250 lao động đi làm việc ở nước ngoài; trong đó có 200 lao động làm việc tại Lào, số còn lại làm việc tại Nhật Bản và Hàn Quốc.
Theo ông Hải, trong số 250 lao động trên, có hơn 90% là đồng bào dân tộc thiểu số, hộ nghèo. Mức lương bình quân của các lao động tại Lào dao động 10-12 triệu đồng/người, tại Nhật Bản, dao động 20-25 triệu đồng/người.
Trong năm qua, huyện miền núi Nam Giang tổ chức được 7 sàn giao dịch tại các xã vùng biên giới giáp nước bạn Lào, mỗi sàn giao dịchviệc làm thu hút 150-250 người tham gia.
Cũng theo ông Hải, trên địa bàn huyện có hơn 20.000 người trong độ tuổi lao động với hơn 17.000 người lao động trong lĩnh vực nông nghiệp, thu nhập rất thấp, không thể thoát nghèo bền vững.
Số lượng lao động rất lớn nhưng điều kiện kinh tế của huyện còn khó khăn, nhu cầu việc làm thường xuyên trên địa bàn rất ít, không thể đáp ứng đủ cho lực lượng lao động này.
Để thoát nghèo, ông Bh Nướch Hải cho biết thời gian tới, huyện sẽ phối hợp với Trung tâm dịch vụ việc làm của tỉnh cùng các tổ chức nhiều buổi giới thiệu việc làm cho người lao động, đưa người lao động đi nước ngoài làm việc theo hợp đồng.
“Làm nông nghiệp thu nhập rất thấp, không thể xóa nghèo bền vững. Trong thời gian tới, huyện chuyển dịch cơ cấu lao động, đưa người lao động làm việc ở những ngành nghề có thu nhập cao hơn, để từng bước ổn định cuộc sống, xóa đói giảm nghèo”, ông Bh Nướch Hải nói.
Ông Bh Nướch Hải cho biết khi lao động đi nước ngoài làm việc, nhiều hộ gia đình cải thiện kinh tế đáng kểFrom: nhà cái casino online. Nhiều lao động tiết kiệm chi tiêu, gửi tiền về cho gia đình xây dựng nhà ở, mua sắm trang thiết bị sản xuất, cho con em đi học.
Tại huyện miền núi Đông Giang, năm 2023, có 45 lao động là người dân tộc thiểu số làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; trong đó có 32 lao động làm việc ở Nhật Bản và Hàn Quốc, còn lại làm việc ở Lào.
Ông Đinh Ngọc Thanh – Trưởng phòng Lao động huyện Đông Giang – cho biết, năm 2024, huyện sẽcố gắng đưa nhiều người lao động, nhất là lao động là đồng bào dân tộc thiểu số đi nước ngoài làm việc.
Theo Sở LĐ-TB&XH tỉnh Quảng Nam, năm 2023, toàn tỉnh có hơn 1.700 lao động làm việc có thời hạn ở nước ngoài, trong đó có rất nhiều lao động là đồng bào dân tộc thiểu số.
Ngoài huyện Nam Giang, các huyện có số lao động đi làm việc ở nước ngoài nhiều như Đại Lộc có 252 lao động, Tiên Phước có 142 lao động, Nam Trà My có 117 lao động.
Tỉnh Quảng Nam có 9 huyện miền núi, trong đó có 6 huyện nghèo. Ông Nguyễn Quí Quý, Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH tỉnh Quảng Nam, cho hay trong thời gian qua, lãnh đạo tỉnh rất quan tâm đến đào tạo nghề, đặc biệt là đào tạo nghề cho lao động miền núi. Điều này góp phần rất lớn trong vấn đề giải quyết việc làm trong thời gian vừa qua.
Tỉnh cũng đề ra rất nhiều giải pháp để hướng đến mục tiêu năm 2025 đào tạo nguồn nhân lực để phục vụ cho sự phát triển kinh tế, trong đó có lao động ở miền núi. Do đó, Sở rất quan tâm đến việc đào tạo nghề và tạo việc làm, đưa lao động ở các huyện miền núi ra nước ngoài làm việc.