Đã sang năm 2024, Chính phủ Nhật Bản vẫn sử dụng đĩa mềm và CD

Lần gần đây nhất bạn nhìn thấy và sử dụng một chiếc đĩa mềm hoặc đĩa CD để lưu trữ dữ liệu là vào lúc nàoFrom: web game casino? Nhiều người thuộc thế hệ 9x hoặc GenZ thậm chí còn không biết đến khái niệm “đĩa mềm”, cũng như chưa từng được nhìn thấy chiếc đĩa mềm nào trong đời.

Chắc hẳn không ít người đã tưởng rằng đĩa mềm và đĩa CD đã biến mất hoàn toàn và không còn ai sử dụng. Tuy nhiên, trên thực tế nhiều cơ quan thuộc Chính phủ Nhật Bản vẫn đang sử dụng 2 loại đĩa này để lưu trữ dữ liệu.

Theo tiết lộ của một quan chức Chính phủ Nhật Bản, quốc gia này vẫn đang yêu cầu cộng đồng phải sử dụng các loại thiết bị lưu trữ dữ liệu như đĩa mềm, đĩa CD… để chứa dữ liệu và nộp hồ sơ cho các cơ quan quản lý.

Tháng 8/2022, khi Taro Kono được bổ nhiệm vào vị trí Bộ trưởng Bộ chuyển đổi kỹ thuật số Nhật Bản, ông đã tuyên bố “cuộc chiến chống đĩa mềm” để tìm các giải pháp lưu trữ dữ liệu thay thế cho đĩa mềm hay đĩa CD… tại các cơ quan Chính phủ.

Giờ đây, “cuộc chiến” do Bộ trưởng Taro Kono phát động đã phần nào phát huy tác dụng.

Cách đây ít ngày, Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản thông báo sẽ chấm dứt yêu cầu các doanh nghiệp phải nộp dữ liệu, hồ sơ thông qua các thiết bị lưu trữ dữ liệu vật lý như đĩa mềm, đĩa CD… thay vào đó có thể chọn các giải pháp để thay thế như dịch vụ lưu trữ đám mây và nộp hồ sơ qua internet.

Nhiều cơ quan chính phủ khác tại Nhật Bản cũng cân nhắc thay đổi luật hiện hành để không yêu cầu doanh nghiệp phải lưu trữ hồ sơ và dữ liệu qua đĩa mềm hay đĩa CD.

Quyết định “khai tử” đĩa mềm trong thủ tục hành chính tại Nhật Bản được xem là một sự giải thoát đáng mừng cho cộng đồng doanh nghiệp tại quốc gia này.

Đĩa mềm máy tính được phát triển bởi IBM vào năm 1967 và trở thành thiết bị lưu trữ dữ liệu phổ biến trong thập niên 80, 90 của thế kỷ trước. Có nhiều loại đĩa mềm khác nhau, nhưng loại đĩa phổ biến nhất có kích thước 3,5-inch với dung lượng lưu trữ 2,88MB.From: web game casino

Nhật Bản là quốc gia có nền khoa học công nghệ phát triển, nhưng trên thực tế chính phủ Nhật Bản vẫn còn sử dụng những công nghệ cũ và lỗi thời.

Chẳng hạn như vào năm 2022, khi Microsoft quyết định “khai tử” trình duyệt web Internet Explorer (IE), động thái này đã khiến Chính phủ Nhật Bản phải “đau đầu”.

Theo đó, vào năm 2022 vẫn có đến 49,1% các doanh nghiệp tại Nhật Bản sử dụng trình duyệt web Internet Explorer để thực hiện các công việc quản lý, trao đổi dữ liệu nội bộ, giao dịch hoặc để truy cập vào các dịch vụ trực tuyến của chính phủ.

Lý do khiến các doanh nghiệp tại Nhật Bản vẫn phải sử dụng trình duyệt IE lỗi thời là vì trang web nhiều dịch vụ công trực tuyến của Chính phủ Nhật Bản không tương thích với các trình duyệt web khác.

Dường như Chính phủ Nhật Bản vẫn nhận thấy sự hiệu quả của những công nghệ cũ nên tiếp tục sử dụng những công nghệ cũ này, thay vì phải cập nhật và sử dụng những công nghệ mới hơn.

Theo TG/YN